Phong tục trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam

Chia sẻ bởi Thanh Tâm , ngày 26/12/2017 , xem 2.842

Tết cổ truyền hay còn gọi là tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Đây là thời gian gia đình được sum họp, quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả.

Tết cổ truyền tồn tại hàng nghìn năm lịch sử, tuy nhiên vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc. Ngày tết là dịp những người con xa qua quê được trở về đoàn tụ bên gia đình. Dưới đây là những phong tục không thể thiếu được trong ngày tết cổ truyền.

1. Chơi hoa

Ai trồng hoa đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều háo hức mong chờ đến ngày tết để bán được những cành đào, cây mai cho mọi người trang trí nhà trong ngày tết. Ngoài hoa mai và hoa đào, người Việt còn ưu chuộng những loài hoa khác như phong lan, địa lan, hoa thuỷ tiên, hoa ly,... mỗi loài hoa đều mang một ý nghĩa riêng và trong ngày tết của người Việt thì không thể thiếu hoa. Hoa thể hiện cho sự vui tươi, may mắn, tài lộc của năm mới.

Phong tục trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam

2. Cúng ông công ông táo

Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.

Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.

3. Đi chợ Tết, xin chữ ông đồ

Ngày tết là dịp nhà nhà mua sắm đồ để bày bàn thờ, trang trí nhà cửa, mua lá dong, thịt, hành để gói bánh trưng. Ngoài việc mua sắm người việt còn có phong tục xin chữ ông đồ để cầu mong gia đình, ông bà, con cháu được khoẻ mạnh, thành đạt, thi cử đỗ đạt. 

Phong tục trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam

4. Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh trưng, bánh tét là một món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người miền bắc và miền nam. Cứ gần tới ngày tết nhà nhà thường tự gói bánh trưng, luộc bánh trưng là công đoạn được nhiều người yêu thích nhất. Đêm những ngày gần tết được ngồi bên nồi bánh chưng thì không còn gì thú vị bằng.

Phong tục trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam

5. Lau dọn nhà

Tất cả đồ vật, chén bát đũa đều được đem ra sửa soạn và trưng bày. Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Dọn dẹp nhà để quét sạch những vận rủi của năm trước, nhà cửa sạch sẽ để đón lộc đầu xuân với hy vọng một năm mới gặp nhiều điều tốt đẹp.

6. Đón giao thừa

Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau. Khi trời đất gặp nhau sẽ toát ra một linh khí mà ai lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc. Đón giao thừa bao giờ cũng cúng ngoài trời, có thể cúng mặn hoặc cúng hoa quả. Cùng với việc cúng giao thừa này, trên bàn thờ trong nhà bao giờ cũng có ngũ quả gồm chuối (chuối tiêu), bưởi, bòng, cam quýt.

Phong tục trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam

7. Xông đất mồng 1

Xông đất có thể là chọn người từ trước và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm. Xông đất được tính từ lúc sáng sớm (mặt trời hé rạng) và trong ngày mồng một. Người kỹ tính không đến thăm nhà khác vào ngày mồng một, nhất là người còn để tang người thân. Cũng có người chọn sự ngẫu nhiên trong việc xông nhà để chiêm nghiệm trong năm.

8. Lễ

Lễ là nghi lễ tôn ti trật tự tổ tiên cố cụ, ông bà, cha mẹ, con cháu, họ hàng, bà con hàng xóm, khách thập phương. Tất cả đều được trân trọng trước sau, vì thế mới có câu “mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Cha là bên nội để lại cho ta dòng họ (theo phụ hệ) vì thế được xem là quan trọng. Mẹ là bên ngoại cho ta thân thể làm người, vì thế mà phải trân quý. Thầy là người cho ta hiểu biết nên phải biết kính mến.

Phong tục trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam

 




Bài viết liên quan

Category
Theo dõi page nhé